Điều kiện tự nhiên Phú Thọ

Địa hình núi đá vôi tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước.

Khí tượng thủy văn

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

  • Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm
  • Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C
  • Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ
  • Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%

Địa hình

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành các tiểu vùng chủ yếu.

  • Tiểu vùng phía Tây và Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.
  • Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác.

Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển.

Sông ngòi [10]

Đoạn sông Lô chảy qua địa phận Việt Trì, Phú Thọ

Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lôsông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì (trên thực tế thì đoạn sông Đà giao với sông Hồng cách chỗ hợp lưu sông Lô và sông Hồng 12 km). Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông". Tương truyền tại nơi giao của ba dòng nước này luôn mang lại may mắn vì vậy nơi đây thường tập trung những người đến lấy nước để cầu may khi dựng nhà, động thổ... Xuất hiện nghề lấy nước bán...

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một vài con sông ngòi nhỏ:

Là phụ lưu của sông Lô như sông Chảy(từ hồ hồ Thác Bà đến ngã ba Đoan Hùng), ngòi Chanh (Phù Ninh, Việt Trì),Sông Đồng Y, Suối Vai, Suối Nhà Dao, Suối Hố Nứa, Ngòi Rượm, Ngòi Dầu(Đoan Hùng, Phù Ninh), Ngòi Tế(Đoan Hùng)...

Là phụ lưu của sông Chảy như Ngòi Ham, Ngòi Nga, Ngòi Duỗn (Đoan Hùng)...

Là phụ lưu của sông Thao như sông Bứa(hay Ngòi Bứa, bắt nguồn từ Sơn La và hợp lưu với Sông Thao ở vùng giáp ranh Tam NôngCẩm Khê), sông Mùa, sông Dân, sông Diên, Ngòi Lạt, suối Cái(Thanh Sơn); Ngòi Me, Sông Cầu Tây, Khe Con Rùa, Ngòi Rành, Ngòi Cỏ (Cẩm Khê), Ngòi Vân, Ngòi Sen, Ngòi Lửa (hay Lửa Việt), Ngòi Mỹ, Ngòi Quê, Ngòi Chán, Suối Rích, Suối Ngay, Suối Khe Ngọt, Ngòi Lao (Hạ Hòa), Ngòi Giành (hay Ngoài Giam ở Yên Lập, Hạ Hòa), ngòi Mạn Lạn (Thanh Ba)...

Là phụ lưu của sông Bứa như Sông Gôm, Sông Cô Sơn, Sông Mứa, Sông Min, Sông Giày, Ngòi Sài, Ngòi Min, Suối Dài, Suối Ngầu, Suối Thông, Suối Dân, Suối Nước Thang, Suối Dụ, Suối Chiềng, Suối Ràm, Suối Vuỗng, Suối Xuân, Suối Min, Suối Cúc, Suối Sung, Suối Quả, Suối Đáy, Suối Sạn, Suối Cú, Suối Tấm, Suối Giát, Suối Lê, Suối Chiêu, Suối Buông (Tân Sơn), Sông Dân, Sông Giân (hay Sông Diên), Ngòi Yên, Suối Chát, Suối Khoa, Suối Lánh, Suối Khánh, Suối Giân, Suối Chỏi, Suối Sinh, Suối Giàu, Suối Dạn, Suối Xé, Suối Gân, Suối Chôm, Suối Thân, Ngòi Kết, Suối Măng, Suối Khắc, Suối Tháng, Suối Giùng (Thanh Sơn), Suối Dọc, Suối Liệm, Suối Bớt, Suối Lèn, Suối Trong Vung, Suối Dè, Suối Thứ (Tân Sơn, Thanh Sơn), Sông Cây Ngõa, Suối Dầu Dương (Tam Nông)...

Là phụ lưu của sông Đà như Ngòi Lạt, Suối Quất, Suối Cái, Suối Vui, Suối Cháu, Suối Khoang Xanh, Suối Vai Chót, Suối Đá Mài (Thanh Sơn), Ngòi Xem, Ngòi Tre, Ngòi Tu Vũ, Ngòi Cái, Suối Sương (Thanh Thủy)...

Hệ thống sông ngòi đa dạng và phong phú khiến Phú Thọ có nhiều hồ, đầm lớn trong đó tập trung nhất ở khu vực Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông dọc theo lưu vực sông Thao. Nhiều hồ, đầm lớn như: Hồ Đồng Phai, Hồ Hiền Lương, Hồ Bến Thẩn, Hồ Láng Thượng, Hồ Chính Công, Hồ Đầm Trắng, Hồ Đồng Máng, Hồ Đồng Đào, Hồ Phùng Thịnh, Hồ Liên Phương, Hồ Thanh Ba, Đầm Chiêm, Đầm Cây Si, Đầm Ao Châu, Đầm Meo, Đầm Lang Trì, Đầm Đung, Đầm Láng (Hạ Hòa), Hồ Ngả Hai, Hồ Nưa, Hồ Vực Sy, Hồ Thụy Liễu, Hồ Đồng Mèn, Đầm Cây Si, Đầm Chiêm, Đầm Mùn, Đầm Trắng, Đầm Phai Lớn, Đầm Sảy, Đầm Si, Đầm Trắng, hồ Đồng Đào (Cẩm Khê), Hồ Độc Giang (Yên Lập), Hồ Lạc Lang, Hồ Đầm Cả, (Việt Trì), Hồ Liên Phương (Đoan Hùng), Đầm Vang, Đầm Cả (Phù Ninh), Đầm Câu Cá, Đầm Thọ Sơn, Đầm Ngoài, Đầm Trong, Đầm Đức Phong, Đầm Lại Đăm, Đầm Cùng (Tam Nông)...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phú Thọ http://www.vietnamtourism.com/v_pages/vietnam/prov... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://documents.tips/documents/tong-quan-mang-luo... http://baotintuc.vn/kinh-te/dua-phu-tho-thanh-tinh... http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?Do... http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?Do... http://phutho.gov.vn/solieuthongke/Pages/tintuc/ti... http://dpi.phutho.gov.vn/ http://www.phutho.gov.vn/ http://www.phuthotrade-tourism.gov.vn/indexvn.asp?...